Hướng dẫn chọn và thả giống

Con giống tốt Vụ nuôi thành công

I. Chọn giống

1. Tiêu chuẩn giống tôm
- Kích thước: postlarvae (PL) 15-20 (PL15 - PL20) chiều dài 12-15 mm
(tính từ đỉnh chóp chủy đến chóp đuôi) kích thước đồng đều (sai lệch không quá 10%), hình dáng cân đối, không cong, râu thẳng, không quẹo đuôi.
- Màu sắc: tôm tốt có màu sắc xám xanh sáng, xám nâu sáng; tôm xấu
có màu sắc nâu đỏ, xám đen.
- Phản xạ: Trong bể tôm bơi lội nhanh, bám vào thành bể, khi đưa ra
chậu xoay tròn dòng nước tôm bám xung quanh và bơi ngược dòng, không tụ vào giữa chậu khi dòng nước ngừng xoay.

a. Quan sát sơ bộ tôm giống
- Cỡ giống: tôm sú tối thiểu Postlarvae (P15) tương ứng chiều dài 12mm; tôm thẻ chân trắng tối thiểu Postlarvae (P12) tương ứng chiều dài 9-11mm. Cảm quan đánh giá về kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối. Tôm bơi khỏe ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt. Phản xạ tốt khi gõ vào dụng cụ chứa. Phụ bộ tôm hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám. Đường ruột đầy thức ăn. Không bệnh phát sáng. - Kiểm tra sức khỏe tôm giống bằng cách gây sốc bằng formol trước khi thả: Thả 100-200 tôm giống vào chén hoặc cốc thủy tinh đựng dung dịch formol nồng độ 100 ppm và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống >95% là đạt yêu cầu.

b. Quan sát dưới kính hiển vi: thấy rõ vùng gan tụy (hình 1A), ruột tôm đầy thức ăn, tỷ lệ ruột/ cơ ở đốt bụng thứ sáu: 1/4 (hình 2); cơ lưng trong suốt hoặc xanh sáng (hình 3); có dãy sắc tố hình sao chạy dọc theo rìa bụng là tôm chất lượng tốt.

- Tôm yếu hoặc bị bệnh: quan sát trong bể có tôm chết (nếu có tôm chết cơ thể cứng còn nguyên vẹn là do tôm nhảy dính vào thành bể chết, sau khi tạt tôm rơi xuống bơi bình thường), si phông đáy bể có nhiều tôm chết cơ thể không còn nguyên vẹn hoặc mềm. Quan sát trong tối xuất hiện các đốm sáng trong bể (tôm chết phát sáng ít nguy hiểm hơn tôm sống phát sáng), đốm sáng nhỏ li ti trên thân tôm là nguy hiểm do tôm nhiễm Vibrio parahaemolyticus, thả giống sẽ chết nhiều, không dùng cho nuôi thâm canh được.
- Tôm không nhiễm bệnh virus đốm trắng (WSSV), bệnh Taura (TSV),
bệnh đầu vàng (YHD), IHHNV, HPV, bệnh MBV (nếu có nhiễm MBV, tỷ lệ < 20%).
- Tôm không có sinh vật bám.
- Gây sốc: sốc nước ngọt cho 200 postlarvae vào sô 10 lít có chứa 5 lít
nước đang nuôi tôm và cho thêm 5 lít nước ngọt, quan sát sau 2 giờ tôm chết ít hơn 10% là tôm khỏe. Sốc formalin cũng cho 200 postlarvae vào sô chứa 10 lít nước đang nuôi tôm và cho 2ml formalin 36-38%, theo dõi 30 phút tỷ lệ tôm chết nhỏ hơn 5% là tôm tốt.
2. Thả giống

a. Mật độ thả
Mật độ thả nuôi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Trình độ kỹ thuật và quản lý của người nuôi
+ Công trình nuôi (thiết bị, độ sâu của ao)
+ Chất lượng nguồn nước
+ Mùa vụ nuôi.
- Ao nuôi bán thâm canh, độ sâu của nước 1,2m thả 10-20 (15) con/m2
nuôis au 4 tháng tuổi cho năng suất 1.500kg- 2.500kg/ha/vụ
- Ao nuôi thâm canh, độ sâu của nước 1,2-1,5 m, thả 20-30 (25) con/m2 nuôi 4 tháng cho năng suất 3.000- 5.000kg/ha/vụ
- Nuôi tôm mật độ nuôi không quá 30 con/m2 cho hiệu quả kinh tế nhất.
- Nuôi bán thâm canh tôm chân trắng thương phẩm mật độ 30-50
con/m2 đạt năng suất 3-5tấn/ha/vụ; Nuôi thâm canh mật độ 80-100 con/m2 đạt năng suất 10-12 tấn/ha/vụ; Nuôi thâm canh mật độ 150-180 con/m2 đạt năng suất 15-20 tấn/ha/vụ

b. Cách thả:

+ Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cân bằng nhiệt độ nước giữa bao giống và nước ao nuôi bằng cách ngâm bao giống trong ao cho đến khi cân bằng nhiệt. Sau đó, cho nước từ từ vào bao, cầm phía đáy bao từ từ dốc để tôm theo nước ra ao nuôi.

+ Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8 - 12 giờ để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4 mg/l.

- Vị trí thả: thả đều các điểm trong ao là tốt nhất.
Lưu ý: Đối với tôm sú có thể thả giống ương vào 01 ao nuôi với mật độ từ 40 – 50 con/m2 và nuôi trong thời gian 1 – 1,5 tháng, sau đó san thưa qua các ao còn lại. Cách làm này giúp chăm sóc tôm nuôi và kiểm soát tỉ lệ sống tốt hơn và tiết kiệm chi phí sản xuất và công lao động.

c. Mùa vụ nuôi tôm
- Qua theo dõi nhiều năm, mùa vụ nuôi tôm tốt nhất từ tháng 4 (ở phía Nam) đến tháng 5 (ở phía Bắc), thường sau tiết thanh minh.
- Một năm chỉ có một vụ chính nuôi tôm từ tháng 4,5 đến tháng 8,9 thu hoạch, những vụ khác đều không có hiệu quả hoặc không thu hoạch.
- Khi thả tôm nuôi từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 hàng năm hầu hết tôm đều bị bệnh đốm trắng và những bệnh khác gây chết tôm hàng loạt, nhiều địa phương thả tôm vào thời gian này tôm chết tới 70-90% có khi 100%.

 

Kích hoạt chức năng bình luận facebook bằng cách kéo màn hình từ trái sang và chọn "làm mới".
#zbwid-2bc236ba