Hội chứng PHÂN TRẮNG
Phòng bệnh tốt Vụ nuôi thành công
1. Nguyên nhân gây bệnh:
(i) Do song bào trùng gregarin (thường gặp ở tôm gồmEmatopsis sp., Cephalolobus sp.,Paraophioidina sp.).
Vòng đời của gregarin kí sinh trên tôm. Gregarin có kí chủ trung gian là ốc hoặc giun đốt.
Gregarin bám vào thành ruột để hút chất dinh dưỡng gây tổn thương thành ruột tôm, tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập.
Tôm nhiễm gregarin mật độ cao thường ốm yếu, chậm lớn do gregarin bám vào thành ruột gây tổn thương nhung mao ruột dẫn đến ức chế hấp thu dinh dưỡng.
Tôm sú có tập tính ăn sinh vật đáy (như ốc hến, giun nhiều tơ) nên dễ bị nhiễm gregarin hơn so với tôm thẻ chân trắng. Tôm thẻ chân trắng nếu có nhiễm cũng với số lượng ít hơn.
Một số dạng gregarin thường gặp trong ruột tôm
(ii) Do vi khuẩn Vibrio (thường gặp là V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. vulnificus): là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, luôn bắt gặp trong các trường hợp tôm bị phân trắng.
Nguy cơ gây bệnh phân trắng xuất hiện khi mật số vi khuẩn Vibrio hơn 1x102CFU/mL và chất lượng nước suy thoái:
- - Tảo tàn làm cho NH4+/NH3 trong nước tăng cao.
- - Độ trong thấp hơn 20 cm.
- - Chất hữu cơ trong nước cao.
- - Oxy hòa tan thường xuyên thấp 3 ppm.
(iii) Do độc tố trong môi trường nước gây tổn hại gan tụy và thành ruột tôm.
2. Chuẩn đoán bệnh:
Dấu hiệu bệnh lý:
- - Giai đoạn trước của bệnh có các dấu hiệu như tôm nhanh đục cơ, gan tụy đổi màu, có nhiều tôm lột trống ruột xuất hiện trong chày. Khi này chất lượng nước thường xấu, khí độc trong nước cao.
- - Giai đoạn bắt đầu của bệnh sẽ thấy tôm có dãy phân trong đường ruột lỏng, uốn lượn hoặc đứt quãng.
- - Phân trong vó nát, đứt đoạn không đều nhau.
- - Màu sắc phân khác thường, chuyển sang hơi vàng hoặc trắng hoặc từng đoạn vàng trắng xen nhau.
- - Tôm có các dấu hiệu nhiễm khuẩn như: trên thân có các đốm, vết nâu hoặc đen, màu sắc chuyển đậm hơn bình thường, chân bơi có màu từ vàng tới đỏ, mang đổi màu.
- - Trong giai đoạn sau của bệnh sẽ thấy các dãy phân trắng nổi lên mặt nước ở góc ao cuối gió.
- - Giai đoạn cuối của bệnh tôm sẽ bị ốp thân do trong thời gian dài không hấp thu dinh dưỡng.
Phân tôm trong vó bị nát là một trong các dấu hiệu đặc trung của bệnh phân trắng
Tôm trong ao bị bệnh phân trắng thấy gan tụy có màu bất thường và ruột lỏng
Dấu hiệu tôm nhiễm khuẩn nặng trước khi xuất hiện phân trắng
Sợi phân trắng (chứa nhiều giọt dầu) nổi lên mặt nước trong ao bệnh
Phân trắng chứa nhiều dầu, nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt nước
Kiểm tra dưới kính hiển vi.
Gregarin:
- - Lấy ruột tôm ép tươi trên lame và kiểm tra dưới kính hiển vi 10 – 40X.
- - Gregarin dễ bắt gặp nhất ở vùng ruột trước và ruột giữa. Ở tôm giống có thể soi trực tiếp nguyên cá thể tôm.
Ở mật độ nhiễm thấp, không phân biệt được tôm bình thường và tôm nhiễm gregarin. Tôm nhiễm ít không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng cũng không gây bệnh phân trắng. Chiều dài cơ thể tôm nhiễm bệnh:
- Kích cỡ tôm nhiễm gregarin nhỏ nhất là 1,5 – 1,7cm và lớn nhất là 9,8 – 10,2 cm, ít gặp ở tôm lớn hơn. - Tôm nhiễm gregarin nghiêm trọng nhất từ 2,5 – 5,5 cm.
- Khi tôm nhiễm gregarin nặng, thể hiện các dấu hiệu sau:
- - Màu sắc nhợt nhạt, viền chóp đuôi mất sắc tố. Tôm sú có các đường hoa văn mờ nhạt, đứt quãng.
- - Ruột tôm chuyển sang màu vàng hoặc có lốm đốm vàng.
- - Gregarin gây tổn thương niêm mạc ruột dẫn tới hội nhiễm Vibrio.
Các dấu hiệu đặc trưng của tôm sú nhiễm gregarin như màu sắc nhợt nhạt, đường hoa văn đứt quãng, viền chóp đuôi mất màu
Quan sát các biển đổi của tôm:
Do bệnh phân trắng thường xuất phát từ nhiểm khuẩn nên khi lấy mẫu mô gan tụy, ruột, mang tôm quan sát dưới kính hiển vi sẽ nhận thấy các biến đổi bất thường của các cơ quan này do nhiễm vi khuẩn.
Các dấu hiệu thường gặp ở tôm sắp bị phân trắng bao gồm: sắc tố ruột nở ta hoặc nứt đoạn, vermiform hình thành trong ống gan tụy, mất cấu trúc trong ruột và hoại tử mang.
Các dấu hiệu thường gặp ở tôm nhiễm khuẩn nặng, sắp bị phân trắng
Cấy khuẩn:
Là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh phân trắng trên tôm nuôi. Tôm bị phân trắng có thể không có sự hiện diện của gregarin nhưng luôn có Vibrio.
Có thể cấy mô gan tụy, ruột của tôm trên môi trường TCBS nhằm kiểm tra mật số vi khuẩn. Ngoài ra có thể chuẩn đoán dựa vào chất lượng môi trường nước.
3. Phòng bệnh
Do Vibrio là nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng trên tôm nên nguyên tắc phòng bệnh cơ bản nhất là hạn chế mật độ vi khuẩn Vibrio. Yêu cầu như sau:
- - Biết rõ đặc tính của vi khuẩn Vibrio, tổng số vi khuẩn, tỉ lệ của hệ vi khuẩn ở tôm bằng cách cấy khuẩn trên môi trường TCBS sau đó điều chỉnh hệ vi khuẩn theo hướng thích hợp, ngăn chặn bệnh phân trắng.
- - Giảm mật độ Vibrio trong ao một cách hiệu quả và duy trì sự ổn định của quần thể lợi khuẩn.
+ Chuẩn bị ao tốt.
+ Cấy khuẩn mẫu nước ao nuôi trên môi trường TSA và TCBS, kiểm tra mật độ vi khuẩn tổng số và mật độ vi khuẩn Vibrio trong nước trước khi thả. Nếu mật độ Vibrio chiếm hơn 1/10 tổng số khuẩn lạc thì cần phải làm giảm trước khi thả tôm.
+ Duy trì lợi khuẩn trong nước trước khi thả giống bằng cách dùng các chế phẩm men – vi sinh liên tục vài ngày trước khi thả.
+ Trong quá trình nuôi nên thường xuyên kiểm tra mật số Vibriotrong nước để có hướng xử lý kịp thời như diệt khuẩn hoặc xử lý vi sinh. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số Vibrio trong nước an toàn cho tôm ở mức ít hơn 1x105 CFU/g nhưng thực tế nên điều chỉnh ở mức thấp hơn 1x103 CFU/g.
- - Tôm ăn mồi liên tục và tìm thức ăn trên nền đáy, đặc biệt chúng có tập tính ăn thức ăn tự nhiên dưới đáy ao vào ban đêm nên dễ bị các hại khuẩn xâm nhập vào đường ruột gây bệnh. Theo đặc điểm này, cần phải ức chế mật độ hại khuẩn trong ao ở một mức thấp nhất bằng các vi khuẩn có lợi, đồng thời đảm bảo nền đáy sạch, giàu oxy.
Thường xuyên trộn vi sinh vào thức ăn tôm cũng giúp ức chế Vibrio trong đường ruột tôm.
- - Tránh nhiễm bệnh do EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) bằng cách chọn tôm giống không nhiễm EHP. Tuy rằng không có nghiên cứu khoa học nào về mối liên hệ giữa bệnh do EHP và bệnh phân trắng nhưng những ao tôm bị nhiễm EHP thường chậm lớn và tôm sử dụng thức ăn không hiệu quả, kết quả là làm suy thoái môi trường và xuất hiện phân trắng.
4. Điều trị:
Gregarine
- - Xử lý ký chủ trung gian: dùng đồng sulfate hoặc Chelate đồng để diệt kí chủ trung gian của gregarin. Phương pháp này nên dùng trước khi thả tôm xuống ao vì nếu diệt ốc hến trong khi đang nuôi sẽ làm hư nước.
- - Trộn vào thức ăn: cho ăn tỏi. Theo nghiên cứu từ Thái Lan cho ăn bột tỏi với lượng 10g/kg thức ăn (áo ngoài 20mL chitosan/kg TĂ) làm giảm 100% gregarin trong 4 tuần.
Khi tôm bệnh phân trắng, có thể tiến hành xử lý như sau:
- - Cắt giảm thức ăn 100% trong 2 – 3 ngày.
- - Chạy quạt liên tục trong thời gian cắt thức ăn để cung cấp thêm oxy và gom tụ chất thải. Nếu nước có nhiều chất lợn cợn có thể dùng vôi CaCO3(15 – 20kg/1000m3) hoặc CaCl2 (20 kg/1000m3) tùy theo độ đục.
- - Oxy hóa nền đáy bằng oxy viên, lượng dùng 1 – 2kg/1000m2, dùng lúc 9 – 10 giờ sáng, mỗi ngày, liên tục 2 – 3 ngày.
- - Diệt khuẩn trong nước bằng BKC (1 lít/1000m3) hoặc Potassium peroxy monosufate (1 – 1,5 kg/100m3), có thể lập lại sau 1 – 2 ngày.
- - Sau khi diệt khuẩn thì xử lý men – vi sinh để cải tạo chất lượng nước.
- - Trộn chế phẩm sinh học liều cao vào thức ăn khi cho tôm ăn lại. Lượng cho ăn bằng 30 – 50% lượng thức ăn trước khi cắt giảm.
Yếu tố chính để tăng tỉ lệ sống của tôm và tăng mức độ thành công trong điều trị là phục hồi chất lượng nước.
Lưu ý:
- Có một bệnh khác cũng tạo ra các sợi phân nát và có màu trắng nhưng không phải bệnh phân trắng do vi khuẩn thường biết. Đặc trưng cơ bản của bệnh này là các dãy phân trắng không nổi lên mặt nước. Trong những ao này tôm thường chết cấp tính vài ngày sau khi xuất hiện phân trắng trong sàng.
Kích hoạt chức năng bình luận facebook bằng cách kéo màn hình từ trái sang và chọn "làm mới".