Quản lý và chăm sóc

Quản lý tốt Vụ nuôi thành công

      I) Hướng dẫn cho ăn:

     - Chọn thức ăn: chọn thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein cao (>42%protein), cỡ nhỏ (số 0); thức ăn có kích cỡ đồng đều về hình dạng và màu sắc; dạng viên cắt rời, không dính vào nhau; lượng mảnh vụn bột thấp, bề mặt bóng; thức ăn có mùi thơm đặc trưng; không tan trong nước khoảng 3 giờ; không lẫn cát, đất, vật liệu sống, nấm mốc, độ ẩm thấp.

     - Cho tôm ă­n: sau 1 tuần thả giống, cho tôm ăn bổ sung thức ăn công nghiệp. Nguyên tắc cho ăn: "Cho ăn ít, nhiều bữa, bảy phần no" để tôm nuôi sử dụng biofloc làm thức ăn; giảm chi phí hạ giá thành tôm nuôi; giảm bớt thức ăn thừa làm ô nhiễm đáy ao. Nên cho tôm ăn xung quanh ao nuôi, tránh vùng bùn thải. Biểu đồ cho ăn theo hướng dẫn ở Bảng 3.

     + Bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn: Trộn vào thức ăn tôm khoảng 1 lần/tuần vitamin C, Bl, B12, v.v… và khoáng chất (Calcium sulfate (CaSO4.2H2O), Potassium Chlorine (KC1), Postassium Magnesium Sulfate (K2SO4.2MgSO4), Potassium Sulíate (K2SO4)… với liều lượng 1% trọng lượng thức ăn vào bữa sáng hoặc trưa. Để vitamin và khoáng chất bám vào thức ăn nên bao chất kết dính sau khi trộn.

 Bảng 3. Biểu đồ cho ăn đối với nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc (tính toán trên 100.000 con tôm)

Ngày

nuôi

(­­­ngày)

Trọng

lượng

(g)/so

con.kg-1

% thức ăn/trọng lượng/ngày

(%)

Kích cỡ thức ăn (mm), khoảng chiều dài, chiều rộng (mm)

Tốc độ tăng trưởng ngày

FCR

Thức ăn (kg)/ 100.000 PL/ngày

Lượng thức ăn trong sàng (g/kg)

Thời

gian

kiểm

tra

1÷10

0,5/2000

~20÷15

0,5÷0,7 – 0,8÷1,5

0,05

 

2

 

 

10÷20

1,5/667

15÷8

0,8÷1,0 – 1,0÷2,0

0,1

 

3,5

2

3

20÷30

2,5/400

8÷6,5

0,1

 

9

2

3

30÷40

3,5/286

6,5÷5

0,8÷1,0–1,0÷2,0–1,5÷2,0– 1,5÷2,5

0,1

0,5

15

2

3

40÷50

5,5/182

5÷4

1,5÷2,0 – 1,5÷2,5 – 1,2 – 2÷3

0,2

0,8

20

3

2,5

50÷60

7,5/133

4÷3,5

1,2 – 2÷3

0,2

1

30

3

2,5

60÷70

10,0/100

3,5÷3,33

1,2 – 2÷3 + 1,5 – 3÷4

0,25

1

40

4

2,15

70÷80

12,5/80

3,33÷3,06

1,5 – 3÷4

0,25

1,2

45

4

2,15

80÷90*

15,0/67

3,06÷2,88

1,5 – 3÷4 + 2,2 – 5÷6

0,25

1,3

40

5

2

90÷100

17,5/57

2,88÷2,68

0,2

1,4

40

5

2

100÷110

19,5/51

2,68÷2,46

2,2 – 5÷6

0,2

1,5

40

6

2

110÷120

21,0/47

2,46÷2,30

2,2 – 5÷6 – 2,4 – 5÷6

0,2

1,6

35

6

1,45

120÷130

 

 

23,0/43

2,30÷2,10

0,15

1,7

35

7

1,45

 Lưu ý: Từ 80 ngày  nuôi, lượng thức ăn nên giảm theo sự kiểm soát của chất lượng nước

 

     II. Kiểm tra thức ăn thừa và điều chỉnh lượng thức ăn của tôm:

     - Kiểm tra thức ăn thừa: sử dụng sàng/nhá để kiểm tra. Sàng kiểm tra thường là tấm lưới mịn có gắn với khung thép không gỉ hoặc gỗ, có gờ cao khoảng 5 - 7cm, diện tích sàng khoảng 0,5m2. Thường sử dụng khoảng 1 sàng/1.000m2 diện tích ao nuôi. Sàng thường được đặt ở nơi sạch sẽ, xa bờ ao khoảng 1 - 2m và đặt sát đáy ao.

     - Điều chỉnh lượng thức ăn của tôm: căn cứ vào lượng thức ăn còn lại trên sàng sau mỗi lần kiểm tra để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

     III. Kiểm soát các thông số môi trường nước ao nuôi

     - Ôxy hòa tan: Ôxy hòa tan (DO) cần được quan trắc ít nhất 01 lần/ngày. Nếu nồng độ ôxy hòa tan dưới ngưởng 4mg/l nên bật quạt nước hoặc cấp khí ngay yêu cầu luôn > 4mg/l trong ao nuôi biofloc. Yêu cầu thời gian chạy quạt nước: tăng dần theo thời gian nuôi (Bảng 4).

     Bảng 4 Thời gian chạy máy quạt nước trong ao nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc

Ngày nuôi (ngày)

Thời điểm chạy quạt nước

Khi cần lắng biofloc, loại bỏ chất thải

1 - 20

Vào lúc trời râm, đang có mưa, sau khi bổ sung chế phẩm, rỉ đường

 

20 - 40

Giống như trên nhưng tăng thời gian khoảng 4-6 giờ/ngày (tăng cường từ 10 pm - 5 am)

Chạy 1 giờ buổi chiều mát

40 - 60

Giống như trên nhưng tăng thời gian lên 6 - 10 giờ/ngày (tăng cường từ 10 pm - 5 am)

Chạy 2 giờ vào chiều mát, 1 - 2 giờ trước cho ăn

60 - 80

Giống như trên nhưng tăng thời gian quạt nước 10-18 giờ/ngày (tăng cường từ 10g tối – 5g sáng)

Chạy 3- 4 giờ vào chiều mát, 1 - 2 giờ trước cho ăn. Dừng quạt khoảng 30 phút khi xả chất thải

 

80 - 90

Giống như trên, chạy toàn bộ quạt nước vào ban đêm và ban ngày thời gian quạt nước 18-24 giờ nếu cần thiết

     - Độ kiềm và pH:

     + pH: Yêu cầu ao nuôi tôm công nghệ biofloc là pH = 7,5 - 8,5. Nếu pH < 7,2 yêu cầu bổ sung vôi hoặc dolomite khoảng 100 - 200 kg/ha (01 lần/tuần)

     + Độ kiềm: độ kiềm trong nước tốt nhất từ 80 - 120mg/l. Nếu độ kiềm > 200 mg/1 đồng nghĩa với giá trị pH > 8,5 thì bổ sung hệ vi khuẩn biofloc 106 CFU/ml và tăng cường nguồn các-bon (có thế sử dụng canxi carbonat (25kg/ha).

     - Nồng độ nitơ dạng amoni (TAN) và nitrit (N-NO2-) trong nước:

     + Kiểm tra nồng độ TAN bằng test nhanh hoặc tại các phòng thí nghiệm. Nồng độ TAN cao nhất ở 20 - 40 ngày nuôi nhưng thường không quá 0,7mg/l. Nồng độ nitrit cao nhất ở ngày nuôi thứ 40 - 60 nhưng không quá 2mg/l.

     + Yêu cầu kỹ thuật đối với tỷ lệ N/P = 20; C/N =12. Thời gian đầu của vụ nuôi, tăng nitơ bằng (NH4)2SO4 với nồng độ 1 ppm/ngày từ khi chuẩn bị ao cho đến ngày nuôi thứ 30, hoặc cho đến khi biofloc được hình thành. Nếu photpho cao trong ao, sử dụng CaCO3 hoặc Zeolit (100kg/ha).

     IV. Theo dõi và chạy biofloc trong ao nuôi tôm

     - Yêu cầu các thông số chạy công nghệ biofloc thành công:

     + Chỉ thị biofloc thành công có màu nâu nhẹ, tụ lại thành đám, nổi lơ lửng ở tầng giữa (không nổi trên mặt nước). Giai đoạn khoảng 30 ngày nuôi, biofloc có kích cỡ khoảng 1-1,5mm, đến giai đoạn 30-90 ngày biofloc đạt kích cờ 1,5- 3mm.

     + Chỉ số thể tích biofloc FVI sẽ tăng theo thời gian nuôi tôm, dao động trong khoảng 0,5 - 5ml/l. Vào những ngày cuối vụ nuôi, FVI có thể đạt 10ml/l nhưng không để FVI quá cao > 15ml/l. Chỉ số FVI đo bằng bình nón Imhoff. Nếu trong trường họp FVI quá cao, tiến hành dừng quạt nước khoảng l giờ, sau đó hút bót bùn biofloc ra khỏi ao nuôi, hoặc xả theo ống xả bùn.

     + Trường hợp ao có hiện tượng tảo bùng phát thì bổ sung chế phẩm sinh học như giai đoạn tạo biofloc (biofloc sẽ phát triển trong 3-7 ngày).

     - Các bước bổ sung carbohydrate cho ao nuôi biofloc:

     + Duy trì tỷ lệ các-bon/nitơ (C/N) =12, nguồn các-bon được bổ sung định kỳ 3 ngày một lần (hoặc hàng tuần), nếu biofloc phát triển với nồng độ đậm đặc, có thể kéo dài thời gian bổ sung các-bon có thể khoảng 2 tuần/lần. Đối với thức ăn độ đạm cao 42% protein, bổ sung các-bon với tần suất khoảng 3 ngày/lần.

     + Định kỳ 2 lần/tháng, bổ sung kèm chế phẩm sinh học thành phần vi sinh Bacillus sp; Nitrosomonas, Nitrobacteria.

     + Pha loãng rỉ đường với nước của ao nuôi;

     + Tạt rỉ đường pha loãng ở đầu các giàn quạt (chạy tất cả các giàn quạt trong ao khi bổ sung rỉ đường).

     V. Quản lý ao trước và sau lúc trời mưa:

     - Ngay trong lúc trời mưa, bổ sung hệ đệm ốn định nước bằng các sản phẩm như zeolit, dolomit (100kg/ha). Tăng cường quạt nước, đối với tháng cuối cùng của vụ nuôi nếu gặp những tình huống xảy ra như trên, quạt nước liên tục 24/24h. Các bữa cho ăn sau đó, bổ sung tăng cường vitamin và khoáng chất vào thức ăn (1% thức ăn).

     - Trước khi mưa lớn, thường nắng to, nhiệt độ nước cao biofloc phát triển nhanh và dày đặc. Ngay sau khi mưa, nhiệt độ giảm, pH giảm, FVI biofloc giảm nhanh (<0,5-l ml/1), kích thước biofloc vỡ vụn (< 1mm). Biofloc sẽ phục hồi 1 - 2 ngày trong điều kiện tối ưu đã nêu.

     VI. Một số lưu ý khác:

     - Thời gian nuôi tập trung từ tháng 3 - 10. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nuôi vụ đông trong nhà bạt, kín gió. Biofloc vào vụ mùa đông phát triển chậm hơn.

     - Mỗi vụ nuôi tiến hành hai đến ba lần xử lý loại bỏ vi khuẩn có hại, bổ sung vi khuẩn có lợi bằng cách bổ sung chế phẩm sinh học (có bacillus sp; nitrosomonas, nitrobacteria). Sử dụng một số sản phẩm diệt khuẩn nếu ao nuôi xuất hiện nhiều vi khuẩn gây hại. Sau khi diệt khuấn khoảng 3-4 ngày, phục hồi biofloc phát triển trở lại, thời gian khoảng 3-5 ngày.

     VII. Thu hoạch:

        Lựa chọn thời điểm thu hoạch tôm tránh chu kỳ lột xác, thu hoạch sau 7 - 8 ngày sau khi thấy xác vỏ. Thời gian giữa 02 lần lột xác mô tả ở Bảng 4.

Bảng 4: Thời gian giữa hai lần lột vỏ theo kích cỡ tôm

Trọng lượng tôm trung bình (g)

Thời gian giữa hai lần lột vỏ (ngày)

2 – 5

7 – 8

6 – 9

8 – 9

10 – 15

9 –12

16 – 22

12 – 13

33 – 40

14 – 16

Theo dõi chu kỳ lột xác của tôm: tôm giảm ăn vào ngày trước và sau khi lột vỏ.

­­­­­­­­Có nhiều dấu hiệu nhận biết tôm lột vỏ, như trong sàng xuất hiện vỏ tôm, ao nuôi xuất hiện nhiều váng bọt màu trắng.

 

Kích hoạt chức năng bình luận facebook bằng cách kéo màn hình từ trái sang và chọn "làm mới".