Hướng dẫn quản lý ao tôm

Quản lý tốt Vụ nuôi thành công

I. Thức ăn

1. Lựa chọn thức ăn
Trong nuôi tôm thâm canh cần sử dụng thức ăn có chất lượng cao, hệ sốthức ăn càng thấp sẽ làm giảm đáng kể sự ô nhiễm của môi trường ao nuôi trong những tháng cuối chu kỳ nuôi. Hệ số chuyển đổi thức ăn ảnh hưởng trực tiếp và tỷ lệ thuận với chất thải ra trong ao, hệ số cao chất thải nhiều.
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều loại, chất lượng thức ăn lấy các chỉ số % chất đạm và chất béo đa số tương đương nhau. Nhưng chỉ khác nhau thành phần axit amin, vitamin, khoáng vi lượng và sự cân đối của thành phần này giúp tôm chuyển hóa hiệu quả nhất mới thể hiện chất lượng cao. Đó là bí quyết của nhà sản xuất, thông qua kết quả nuôi sẽ đánh giá chính xác được chất lượng.
Bảng 1: Nhu cầu protein và lipit trong cơ thể tôm

Trọng lượng (g)

Nhu cầu protein (%)

Nhu cầu lipit (%)

PL15-0,5

45

7,5

0,5-3,0

40

6,7

3,0-15,0

38

6,3

15,0-40,0

36

6,0

Bảng 2: Hệ số thức ăn và chất thải ra khi sản xuất 1 tấn tôm

Hệ số tiêu tốn

thức ăn (FCR)

Chất thải (kg)/tấn tôm nuôi

Chất hữu cơ

Nitơ

Phốt pho

1,0

500

26

13

1,5

875

56

21

2,0

1.500

87

28

2,5

1.625

117

38

2. Quản lý thức ăn
Ngoài chất lượng thức ăn, công tác quản lý cho ăn cũng rất quan trọng, cho ăn theo 4 định: chất lượng, số lượng, thời gian và vị trí cho ăn, giúp cho hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm cao nhất. Trong quá trình nuôi sử dụng các chế phẩm vi sinh sẽ làm giảm đáng kể các chất thải trong ao, cải thiện môi trường nuôi. Để đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn tốt, thể hiện bằng tốc độ tăng trọng của tôm nuôi bình thường, độ trong của ao nuôi 30-40cm, tảo trong ao phát triển không nhiều, thức ăn vừa đủ không lãng phí trong ao nuôi.
a. Lượng thức ăn trong tháng nuôi thứ nhất
Trong tháng thứ nhất, khối lượng tôm nhỏ, lượng thức ăn cho ăn ít, khó phân đều trong ao. Nhưng do gây màu nước ao nuôi, trong ao lượng thức ăn tự nhiên phong phú sẽ cung cấp đủ thức ăn cho tôm ở giai đoạn nhỏ. Khi thả trực tiếp bằng PL15 số lượng và phương pháp cho ăn như sau:
- Lượng thức ăn chia thành 3-4 lần, tạt xung quanh ao (tính từ bờ ra 5-10m) giai đoạn này tôm thường phân bố xung quanh ao vùng nước nông. Tháng tiếp theo tôm lớn dần phân tán khắp ao, thức ăn rải đều khắp ao.
Bảng 3: Lượng thức ăn cho ăn 30 ngày đầu (tính cho 100.000PL15)

Ngày nuôi

Lượng thức ăn (g)

Lần cho ăn trong ngày

1 - 5

1.600

3

6 - 10

1.800

3

11 - 15

2.000

3

16 - 20

2.200 - 2.600

4

21 - 25

2.600 - 3.600

4

26 - 30

3.800 - 6.800

4

b. Lượng thức ăn từ tháng thứ hai trở đi
Sau khi nuôi 30 ngày, kiểm tra khối lượng trung bình của tôm, dựa vào
bảng tính lượng thức ăn cho ăn hàng ngày và thức ăn cho vào sàng, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Bố trí sàng kiểm tra ở 4 góc ao:
       Ao diện tích 5000m2 : 4 chiếc
                           8000-10.000m2 : 6 chiếc
Nuôi sau một tháng, 10 ngày kiểm tra tăng trọng của tôm trong ao 1 lần
để tính lượng thức ăn vừa đủ, kiểm tra sàng cho ăn để biết thức ăn đủ hay thiếu, điều chỉnh lượng thức ăn lần sau. Thức ăn trong sàng vừa hết là đủ, nếu thừa lần sau bớt đi, nếu thiếu lần sau tăng thêm. Thông thường tôm lột xác 1-2 ngày tôm giảm ăn, cần chú ý điều chỉnh thức ăn cho phù hợp
Bảng 4: Lượng thức ăn cho ăn sau 30 ngày nuôi

Khối lượng trung
bình cá thể tôm
(g)

Lượng thức ăn so
với khối lượng
tôm trong ao (%)

Lượng thức ăn
cho vào lưới
kiểm tra (%)

Thời gian
kiểm tra sàng
(giờ)

Ước tính tỷ lệ
sống của tôm
(%)

2,0-4,9

5,8

2,0

3

75

5,0-9,9

4,6

2,4

2,3

75

10,0-14,9

3,8

2,8

2,5

70

15,0-19,9

3,5

3,0

2

70

20,0-24,9

3,1

3,3

2

65

25,0-24,9

2,8

3,6

1,5

65

30,0-34,9

2,5

4,0

1

60

≥ 35

2,1

4,2

1

60

 

Khi cho tôm ăn, rải đều thức ăn khắp ao, trừ vùng nhỏ giữa ao tập trung các chất thải cặn bã. Ao sử dụng quạt nước phải dừng hoạt động khi tôm ăn. Ao sử dụng hệ thống sục khí đáy ao, khi cho ăn vẫn sục khí bình thường.
Giai đoạn chuyển tiếp giữa hai số thức ăn (cỡ hạt thức ăn) cần có sự phối trộn giữa hai số trước 2-3 ngày khi chuyển hẳn sang thức ăn số mới.
Kiểm tra khối lượng trong bình bằng cách bắt trên 100 con cân và tính trọng lượng trung bình trên con. Tỷ lệ sống dựa vào bảng tính tổng số tôm có trong ao, từ đó tính lượng thức ăn cần trong ngày. Các ngày tiếp theo trọng lượng tôm tăng lên hàng ngày dựa vào bảng 6

Bảng 5: Thời gian cho ăn và lượng thức ăn cho 1 lần

Lần cho ăn

Thời gian trong ngày (giờ)

Lượng thức ăn trong ngày (%)

1

6-7

22

2

9-10

10

3

14-15

20

4

17-18

24

5

22-23

24

Bảng 6: Tăng trưởng của tôm nuôi theo lý thuyết

Khối lượng cá thể (g)

Tốc độ tăng trọng trong ngày (g)

2 - 5

0,10 - 0,20

5 - 10

0,20 - 0,25

10 - 15

0,25 - 0,30

15 - 20

0,30 - 0,35

20 - 25

0,35 - 0,38

25 - 30

0,38 - 0,40

> 30

0,40 - 0,45

Bảng 7: Quan hệ thời gian lột xác theo tháng nuôi và khối lượng của tôm

Ngày

Số lần lột xác

Số lần /Tháng

Khối lượng (g)

Số con/kg

1-7

7

16

0,66

1.500

8-15

4

1,00

1.000

16-30

5

2,00

500

31-45

2

4

5,00

200

46-60

2


10,00


100

61-90

3

3

16,66

70

91-120

2

2

25,00

40

Bảng 8: Số lượng thức ăn cho hàng ngày

Ngày nuôi

Số lượng thức ăn cho ăn 1 ngày (kg)

Số thức
ăn

Số lần/
ngày

Trọng lượng cá thể
(g/con)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1 - 5

1,6- 1,6-1,6- 1,6- 1,6

01

3

0,02 - 0,08

6 - 10

1,8- 1,8- 1,8- 1,8- 1,8

01

3

0,09 - 0,19

11 - 15

2,0- 2,0- 2,0- 2,0- 2,0

01

3

0,22 - 0,39

16 - 20

2,2- 2,3- 2,4- 2,5- 2,6

02

4

0,44 - 0,66

21 - 25

2,6- 2,8- 3,0- 3,2- 3,6

02

4

0,72 - 0,94

26 - 30

3,8- 4,6- 5,2- 6,0- 6,8

02

4

1,02 - 1,96

31 - 35

7,2- 7,8- 8,1- 8,5- 9,2

03

5

2,1- 2,2- 2,3- 2,5- 2,7

36 - 40

9,7-10,1-10,7-11,2-12,0

03

5

2,8- 2,9- 3,1- 3,3- 3,5

41 - 45

12,4-12,8-13,4-14,1-14,8

03

5

3,7- 3,8- 4,0- 4,2- 4,4

46 - 50

15,5-16,0-16,5-16,9-17,3

03

5

4,6- 4,8- 5,0-5,2- 5,4

51 - 55

17,6-18,0-18,4-18,8-19,2

04

5

5,6- 5,9- 6,1- 6,3- 6,5

56 - 60

19,7-21,0-21,4-21,8-22,1

04

5

6,8- 7,0- 7,2- 7,5- 7,7

61 - 65

22,6-23,1-23,6-24,1-24,5

04

5

7,9- 8,2- 8,4- 8,6- 8,9

66 - 70

25,0-25,5-26,0-26,5-27,0

05

5

9,1- 9,4- 9,6- 9,8- 11,0

71 - 75

27,7-28,2-28,7-29,2-29,7

05

5

11,3-11,6-11,9-12,1-12,4

76 - 80

30,1-30,6-31,1-31,6-32,1

05

5

12,6-12,9-13,2-13,5-13,8

81 - 85

32,5-33,0-33,5-34,0-34,5

06

5

14,1-14,4-14,7-15-15,3

86 - 90

35,0-35,6-36,0-36,5-37,0

06

5

15,6-15,9-16,2-16,5-16,9

91 - 95

37,4-37,8-38,2-38,6-39,0

06

5

17,0-17,3-17,6-17,9-18,2

96-100

39,5-40,0-40,5-41,0-41,5

06

5

18,5-18,9-19,2-19,5-19,9

101-105

42,0-42,4-42,8-43,2-43,6

07

5

20,2-20,6-21,0-21,3-21,7

106-110

44,0-44,4-44,8-45,2-45,6

07

5

22,1-22,4-22,8-23,1-23,4

111-115

46,0-46,4-46,8-47,2-47,6

07

5

24,1-24,6-25,1-25,6-26,2

116-120

48,0-48,4-48,8-49,2-49,6

07

5

26,7-27,3-27,9-28,5-29,1

Ví dụ: khi kiểm tra khối lượng trung bình cá thể tôm nuôi trong ao là 16g, xem cột (5) bảng 8 thấy hàng thứ 7 từ dưới lên có số tương đương là 15,9, xem qua cột (2) cùng hàng ngang cùng vị trí là 35,6kg số lượng thức ăn cần sử dụng trong ngày cho 10 vạn con tôm nuôi từ PL15 (chia 5 lần = 7,1kg/lần, thức ăn trong sàng 3% = 0,21kg chia đều cho các sàng trong ao, sau 2 giờ kiểm tra để biết cho ăn thiếu hay thừa). Xem qua cột (1) biết được thời gian nuôi là 87 ngày, đối chiếu với ngày nuôi thực tế của ao, sẽ biết tôm tăng trưởng nhanh hay chậm (số liệu trong bảng theo kinh nghiệm thực tế trung bình nhiều năm nuôi)
Lượng thức ăn - Ngày thứ 10 sau khi thả giống, cho thức ăn vào sàng/nhá/vó để tôm làm quen, dễ cho việc kiểm tra lượng thức ăn dư sau này. Sàng đặt nơi bằng phẳng, cách bờ ao 1,5- 2 m, sau cánh quạt nước 12 - 15m, không đặt ở góc ao, khoảng 1.600 – 2.000 m2 đặt 1 sàng.
- Sau 15 ngày có thể sử dụng các chất bổ sung cung cấp vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của nhà cung cấp giúp tôm tăng cường sức khỏe.

- Tôm sú: Ngày 1-3 sử dụng thức ăn với lượng 1,2 - 1,5 kg/100.000 giống; ngày 4 - 10 mỗi ngày tăng thêm 200gr/100.000 giống; ngày 11 -20 mỗi ngày tăng thêm 250gr/100.000 giống; ngày 21 cho đến khi thu hoạch mỗi ngày tăng thêm 300gr/100.000 giống; Đến ngày thứ 31 trở về sau điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với việc kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn qua việc kiểm tra sàng và chài.

- Tôm thẻ chân trắng: Ngày đầu tiên sử dụng thức ăn với lượng 2 kg/100.000 giống. Trong 20 ngày đầu tiên, cứ 1 ngày tăng 0,2 kg/100.000 giống. Từ ngày thứ 21, cứ 1 ngày tăng 0,5 kg/100.000 giống.
+ Điều chỉnh thức ăn trong ngày qua theo dõi lượng thức ăn thừa trên sàng ăn. Có thể phối trộn sản phẩm bổ sung như men tiêu hóa (T-Food, Sitto SC…), khoáng (TA- FeedMin…), Vitamin C…vào thức ăn.
+ Chuyển đổi loại thức ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển, cỡ miệng tôm và nhu cầu dinh dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi chuyển đổi thức ăn, nên trộn lẫn 2 loại thức ăn cũ và mới cho ăn ít nhất 3 ngày.
3. Cách điều chỉnh lượng thức ăn

- Sử dụng sàng ăn rất quan trọng để kiểm tra việc cho ăn, phản ánh khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe, tỷ lệ sống của tôm và điều kiện nền đáy ao nuôi. - Sàng ăn thường là tấm lưới mịn với một khung sắt vuông hoặc tròn có gờ cao không quá 5 cm. Diện tích sàng ăn thường từ 0,4 – 0,6 m2. Sàng ăn nên đặt sát đáy ao, nơi sạch sẽ và hơi xa bờ ao. Tùy theo diện tích và mật độ thả mà có thể bố trí một hoặc nhiều sàng ăn trong ao (Giai đoạn nuôi, lượng thức ăn và thời gian kiểm tra tham khảo bảng 6, 7).
6 - Cách cho ăn: Tôm có khuynh hướng ăn ở những nơi được làm sạch bằng quạt nước, vì vậy cho ăn xung quanh ao được quạt nước làm sạch, tránh rải thức ăn vào nơi dơ bẩn và bờ ao.

* Lưu ý: Tùy theo tình hình thực tế: môi trường ao nuôi, thời tiết… mà có thể tăng hoặc giảm lượng thức ăn trong ngày cho phù hợp
Bảng 6. Kiểm tra thức ăn và cách xử lý

Kiểm tra thức ăn trong sàng/nhá

Cách xử lý cho lần ăn tiếp theo

Nếu tôm ăn hết

Tăng 5% thức ăn cho lần sau

Nếu thức ăn dư khoảng 10%

Giữ nguyên thức ăn cho lần sau

Nếu thức ăn dư khoảng 11 - 25%

Giảm 10% thức ăn cho lần sau

Nếu thức ăn dư khoảng 26 - 50%

Giảm 30% thức ăn lần sau

Nếu thức ăn còn nhiều hơn 50%

Ngưng cho ăn lần sau

Bảng 7. Lượng thức ăn, thời gian kiểm tra thức ăn trong nhá/sàng:

Thời gian nuôi (ngày)

Lượng thức ăn cho vào sàng

Thời gian kiểm tra sàng ăn (giờ)

21 – 60

10gr/01kg thức ăn

2.5 – 2.0

61 – 90

15gr/01kg thức ăn

2.0 – 1.5

>90

20gr/01kg thức ăn

1.5 –1.0

Lưu ý: Những ngày thay đổi thời tiết như mưa, nắng gắt chỉ cho 70 - 80% lượng thức ăn đã định. Theo dõi kỳ lột xác để giảm lượng thức ăn và tăng sau khi tôm lột xác xong. Từ ngày thứ 35 trở đi chỉ cho 70 - 80% lượng thức ăn theo yêu cầu.
II. Quản lý môi trường nuôi
- DO, pH, độ trong (đo hằng ngày); độ kiềm và NH3 (3-5 ngày đo 1 lần). - pH và độ kiềm là hai yếu tố quan trọng tác động đến đời sống của tôm. Khi pH và độ kiềm thay đổi ngoài khoảng thích hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm nuôi.
+ Khắc phục tình trạng pH thấp: gây tảo và giữ màu nước thích hợp đảm bảo độ trong đạt từ 30 – 40 cm. Trong quá trình nuôi nếu pH < 7,5 cần bón vôi (CaCO3, Dolomite) với liều 10 – 20kg/1000 m3 nước.
+ Khắc phục tình trạng pH cao >8,5: sử dụng mật đường 3kg/1000 m3 kết hợp sử dụng vi sinh hoặc dùng C TẠT theo hướng dẫn nhà sản xuất.
+ Khắc phục độ kiềm thấp: sử dụng Dolomite 15-20kg/1000 m3 vào ban đêm hoặc Soda lạnh 20ppm đến khi đạt yêu cầu.
+ Khắc phục độ kiềm cao: sử dụng EDTA 2-3 kg/1000 m3 vào ban đêm. - Định kỳ bón vôi nông nghiệp CaCO3 10 ngày/lần vào lúc 20-21h với liều lượng dao động từ 10-20 kg/1.000 m3 tùy theo độ mặn để điều chỉnh pH thích hợp: (Tùy tình hình thực tế môi trường ao nuôi mà điều chỉnh và bón lượng vôi cho phù hợp).
+ Nếu độ mặn dưới 17‰ thì điều chỉnh pH từ 8,2 - 8,4;
+ Nếu độ mặn trên 17‰ thì điều chỉnh pH giảm dần xuống 8,0 - 8,2;
+ Nếu độ mặn = 25‰ thì điều chỉnh bằng 7,7 - 7,8.
Đến 11-12h trưa ngày hôm sau, cấy vi sinh theo chỉ dẫn của nhà cung cấp (sản phẩm có uy tín, thương hiệu) để làm sạch môi trường.
- Nếu độ mặn giảm đột ngột do mưa thì phải điều chỉnh bằng nước ót (nước muối)hoặc bổ sung muối hột.

- Khi tảo trong ao phát triển mạnh, màu nước thay đổi, pH dao động trong ngày > 0,5, người nuôi cần:
+ Thay tối thiểu 30% lượng nước trong ao; + Hòa tan 2-3 kg đường cát/1000 m2 và tạt đều ao vào lúc 9 - 10 giờ sáng.
+ Chạy cánh quạt, sục khí liên tục trong vài giờ. - Khi nhiệt độ nước ao tăng trên 34ºC:
+ Cần giảm thức ăn;
+ Bổ sung vitamine C (trộn vào thức ăn);
+ Tăng thời gian chạy quạt nước, sục khí;

- Khi nhiệt độ nước ao giảm xuống dưới 24ºC, có hiện tượng tôm vùi đầu, phải giảm thức ăn và tăng đề kháng ngay.

- Hạn chế lấy nước vào ao nuôi, khi cần thiết lấy nước vào từ ao chứa (qua túi lọc).

- Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng nên cần duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/lít trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite và thường xuyên bổ sung khoáng cho ao nuôi 3 – 5 ngày/lần vào ban đêm giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.

- Định kỳ 4-5 ngày/lần kiểm tra mật độ vi khuẩn của nước và chất đáy ao nuôi bằng đĩa thạch. Nếu mật độ vi khuẩn có hại lớn thì tiến hành làm kháng sinh đồ. Chỉ diệt khuẩn khi cần thiết (tránh những trường hợp như: tôm đang suy yếu, đang trong quá trình lột xác hay có các biểu hiện về bệnh gan…). Sử dụng kháng sinh phù hợp để khống chế vi khuẩn có hại theo hướng dẫn của nhà sản xuất (chỉ sử dụng loại kháng sinh có trong danh mục cho phép sử dụng do Bộ NN&PTNT ban hành). Kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh có lợi để ức chế, kiểm soát các vi sinh vật có hại.
­­­­mới thả đến 1,5 tháng tuổi).
- Tháng thứ nhất: Giữ màu nước hồ nuôi thích hợp (xanh nõn chuối) tạo sự ổn định các chỉ số môi trường pH, kiềm, nhiệt độ, oxy hoà tan,.. tránh sinh tảo đáy hoặc tảo phát triển quá mức.
- Tháng thứ 2:
+ Giữ màu nước thích hợp (xanh nâu, đục), mực nước sâu 1,4-1,8 m để nhiệt độ, oxy hoà tan, pH dao động giữa ban ngày và ban đêm diễn ra chậm, không gây sốc cho tôm. Duy trì các yếu tố thích hợp độ trong từ 30 - 40cm; độ kiềm 80 -120; độ mặn từ 10-15 ‰; pH từ 7,5 - 8,5; Oxy hòa tan > 4 mg/lít; H2S < 0,05 mg/l; NH3 < 0,3mg/l.
+ Định kỳ 20 - 25 ngày xử lý nước và đáy ao bằng chế phẩm sinh học theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Quạt nước, sục khí bổ sung oxy từ 19h00 đến 05h00 sáng hôm sau.
+ Trong thời gian nuôi từ 20 ngày tuổi – 60 ngày tuổi có thể bổ sung thuốc bổ, thuốc đường ruột, các loại khoáng, vitamin C trộn vào thức ăn cho tôm ăn theo hướng dẫn của các nhà sản xuất có uy tín để tăng cường sức đề kháng (Sanolife, Canxi, Mg…).

- Nước thải, chất thải: Không xả nước thải sinh hoạt vào ao nuôi và ao chứa/lắng; Nước từ ao xử lý nước thải chỉ được xả ra môi trường xung quanh khi bảo đảm giá tri ̣ của các thông số quy định; Rác thải trong sinh hoạt, bao bì của các sản phẩm sử dụng trong cơ sở nuôi phải được cho vào thùng chứa có nắp đậy. Thùng chứa không được đặt trên bờ ao nuôi và ao chứa/lắng.
Thu hoạch
Tùy theo giá cả mà người nuôi chọn thời điểm thu hoạch cho phù hợp khi tôm đạt kích cỡ. Trước khi thu hoạch cần theo dõi chu kỳ lột xác của tôm và hạn chế thu khi tôm còn mềm vỏ. Phải tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về thời gian ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi thu hoạch tôm.

­

Kích hoạt chức năng bình luận facebook bằng cách kéo màn hình từ trái sang và chọn "làm mới".
#zbwid-2bc236ba